Technology and Execution Excellence
Rnext VN

Từ Customization tới Personalization - bước tiến thiết yếu trong thời đại 4.0

Tùy biến (customization) và Cá nhân hóa (personalization) từ lâu vẫn là hai trong số những từ thông dụng nhất trong thế giới phát triển hiện đại. Mặc dù cả hai đều có cùng một mục tiêu là đem đến một trải nghiệm phù hợp với sở thích của người dùng nhưng luôn tồn tại sự khác biệt.

Tuỳ biến (customization)


Tùy biến được thực hiện bởi người dùng. Ứng dụng hoặc dịch vụ có thể cho phép người dùng tùy chỉnh hoặc thay đổi trải nghiệm để đáp ứng nhu cầu cụ thể của họ bằng cách định cấu hình bố cục, nội dung hoặc chức năng.

Rnext image and text block

Tùy chỉnh nâng cao trải nghiệm khách hàng vì nó cho phép người dùng chủ động kiểm soát sự tương tác và thiết lập của họ: mỗi người dùng có thể có được chính xác những gì họ muốn trên những ứng dụng hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp. Customization hoạt động hiệu quả với lập luận rằng người dùng luôn biết rõ nhất mục tiêu và nhu cầu của họ là gì. Do đó, nó dựa trên trí thông minh tự nhiên (của con người) và chủ thể hành động là người dùng

Một ví dụ dễ thấy nhất cho tuỳ biến hiện nay là mạng xã hội Facebook. Facebook cho phép người dùng chọn hiển thị nội dung mà họ thích nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn bật thông báo cho từng người, trang hoặc bài đăng. Hoặc như, bạn được quyết định mức đường, đá, topping khi mua một ly trà sữa, đó là sự tuỳ biến. Ngay cả việc đổi màn hình hay giao diện máy tính, điện thoại hoặc sắp xếp các thư mục lưu trữ; đó chính là lúc bạn được các nhà sản xuất trao quyền, để tìm thấy được phiên bản sản phẩm phù hợp với sở thích và thị hiếu mỗi người. 

Cá nhân hoá (personalization)


Cá nhân hoá là việc một ứng dụng hoặc dịch vụ của doanh nghiệp cố gắng cung cấp cho người dùng nội dung, trải nghiệm hoặc chức năng phù hợp cũng như đáp ứng nhu cầu khách hàng cá nhân dựa trên những thấu hiểu về họ.


  Cá nhân hóa đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc thiết kế một hệ thống kỹ thuật vì nó tạo ra sự kết nối với người dùng.   

Rnext text and image block

Khách hàng của doanh nghiệp không cần quá nỗ lực tìm kiếm hoặc điều chỉnh nhưng những giới thiệu về nội dung hoặc dịch vụ luôn phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ. Đó là mục tiêu chính của hệ thống cá nhân hoá. Nó hoạt động dựa trên trí thông minh nhân tạo của máy móc và thiết bị. 


Một bước quan trọng trong việc tạo trải nghiệm cá nhân hóa là cung cấp cho người dùng nội dung có liên quan đến hành động trước đó hoặc nhu cầu của họ. Ví dụ, trang xem phim trực tuyến Netflix dựa trên dữ liệu backend để đưa ra các đề xuất về những bộ phim sẽ gây hứng thú cho người xem. Họ cũng thống kê được 75% lượt xem trên trang web đến từ những đề xuất cá nhân hoá này. Hoặc nếu Tiki giới thiệu cho bạn đôi giày thể thao vì bạn đã từng mua găng tập, thảm yoga, dây nhảy, đó là cá nhân hoá.

Từ Customization tới Personalization


Tùy chỉnh từ lâu đã là tiêu chuẩn vàng mà người dùng mong đợi trong các ứng dụng hoặc dịch vụ của họ. Nhưng tình hình đã thay đổi và ngày nay thời đại dần chuyển hướng sang cá nhân hóa.


Đầu tiên, tương tác cá nhân hóa giúp doanh nghiệp có thể xây dựng được thông điệp và định hình thương hiệu theo hướng đúng đắn để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Chỉ khi thông điệp mang tính cá nhân hóa với từng khách hàng thì chúng mới trở nên hấp dẫn. Bởi lúc đó, khách hàng tìm thấy được sự trân trọng và khả năng kết nối chặt chẽ tới sản phẩm cũng như thương hiệu của bạn.


Thứ hai, việc cá nhân hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vì thông điệp đi thẳng vào từng tập khách hàng cụ thể. Ngoài ra, việc tùy chỉnh sẽ trở nên khó khăn hơn với các thiết bị di động, phần lớn là do kích thước màn hình. Không có nhiều sự linh hoạt trong việc tạo giao diện được thiết kế tùy chỉnh cho mọi người dùng trên một màn hình di động nhỏ.

Cá nhân hoá quả thật là xu hướng nhưng cũng không thể bỏ quên sự tuỳ biến. Bạn có bao giờ nghĩ tới kết hợp cả hai để đem đến cho người dùng một trải nghiệm thú vị và phù hợp nhất?


Trước Tiếp theo